Home »
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013
Quyền lực Lương tâm (1)
M. K. Gandhi/Phan Trinh dịch (Procontra.asia) - “Khi không thể nói chuyện phải trái với nhà cầm quyền bằng kiến nghị, hay những cách thức tương tự, thì giải pháp duy nhất còn lại, nếu ta không muốn chịu đựng những luật lệ sai lầm, sẽ là một trong hai: hoặc dùng vũ lực buộc họ khuất phục, hoặc tự chịu khổ và chấp nhận những hình phạt sẽ có dành cho người không tuân thủ luật pháp.” (Gandhi)
Giới thiệu của người dịch:
Sự thật, tình thương và tự khổ là cốt lõi phương pháp đấu tranh Quyền lực Lương tâm (Satyagraha) [i] của M.K. Gandhi:
Đối với Gandhi, sự thật là thượng đế. Ông không thờ chủ nghĩa, không thờ chữ nghĩa, cũng không thờ đảng lãnh đạo, ông thờ sự thật. Cả đời ông là một cuộc truy tìm sự thật, đó là mục đích tối hậu, còn độc lập cho Ấn Độ là một thành quả bắt nguồn từ mục đích tối hậu kia.
Trong khi đó, tình thương là nền tảng của bất bạo động. Tôi không bạo động vì tôi trân trọng sự sống của con người, kể cả của kẻ thù. Gandhi nhấn mạnh nhiều lần: đừng dùng bất bạo động như vũ khí của kẻ yếu, đừng bất bạo động vì chưa thể bạo động. Tình thương khiến ông khách quan nhìn ra giới hạn của mình cũng như khả năng cảm hoá kẻ ác của sự thật và tình thương. Mục đích của Gandhi là sự thật, còn phương tiện là tình thương.
Tự khổ là cốt lõi thứ ba của Quyền lực Lương tâm. Đây là điều ít người nhắc tới và có lẽ là lý do khiến con đường của Gandhi trở nên khó khăn với đám đông sau này. Nhưng đó là điều Gandhi đã tin, đã nói và đã làm. Đức Jesus cũng từng khuyên người khát khao đi tìm sự thật phải biết “bỏ mình đi”, vác thập giá mà đi. Đạo Phật cũng khuyên con người hãy biết “chịu phần thiệt về mình”, bằng không thì sự công bằng thuần tuý sẽ dẫn đến mạng đòi mạng, mắt đòi mắt và cả thế giới sẽ hoá mù. Gandhi cũng chỉ nói điều tương tự: khi bạn không tin điều gì là sự thật, hãy đừng làm nó. Nếu luật lệ nào không đúng, hãy cứ bất tuân và chấp nhận những trừng phạt sẽ đến dành cho người bất tuân. Đó là chọn lựa duy nhất để con người giữ được phẩm giá, bằng không sẽ là thoả hiệp và con người sẽ trở thành nô lệ.
***
Cũng nên nói rằng tuy Gandhi là lãnh tụ Đảng Quốc đại Ấn Độ và cũng là lãnh tụ tinh thần của dân tộc Ấn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, nhưng ông là một người hành động nhiều hơn là một nhà tư tưởng. Những gì ông viết phần lớn đều bằng ngôn ngữ giản dị, dành cho đại chúng và để phục vụ cuộc đấu tranh trước mắt. Cũng không dễ để hệ thống hoá tư tưởng của Gandhi, dù số lượng điều ông viết không ít. [ii] Nhưng con đường của ông, phương pháp đấu tranh bằng Quyền lực Lương tâm của ông đã ảnh hưởng rất lớn đối với những nhà đấu tranh từ Âu sang Á, từ Martin Luther King ở Mỹ, Vaclav Havel ở Tiệp Khắc, đến Aung San Suu Kyi ở Miến Điện.
Có lần bà Aung San Suu Kyi, trích lời Nehru – người sát cánh với Gandhi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, sau thành Thủ tướng Ấn Độ – viết về Gandhi và Tagore như sau:
“Tagore trước hết là một nhà tư tưởng, trong khi Gandhi lại là một người hành động không ngừng và toàn tâm. Tuy mỗi người mỗi cách, cả hai đều có tầm nhìn thế giới và đều thấm nhuần tinh thần Ấn Độ. Cả hai là đại diện cho những mặt khác nhau nhưng hài hòa của Ấn Độ, vị này bổ sung cho thiếu sót của vị kia.” [iii]
Cũng nên biết Tagore xuất thân quý tộc, tư tưởng phóng túng, dung nạp điều tích cực của phương Tây, trải qua kinh nghiệm được phương Tây trải thảm đỏ đón tiếp, trong khi Gandhi xuất thân trung bình, trải nghiệm kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi và sự ngược đãi của người da trắng. Tagore có lúc phê phán Gandhi, nhưng cả hai đều rất kính trọng nhau. Tagore tư tưởng không thể thiếu Gandhi hành động, và Ấn Độ cần cả hai, như hai con mắt của một vị thần.
***
Người Việt đã biết đến đấu tranh sinh tồn, đấu tranh chống ngoại xâm, và cũng đã điêu đứng vì du nhập đấu tranh giai cấp.
Cùng với sự thức tỉnh của sự thật và khát khao sự thật – không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới hiện nay – dường như đây là lúc đang diễn ra cuộc đấu tranh của Quyền lực Lương tâm.
Cũng có thể tin rằng: khi Quyền lực Lương tâm đốt cháy trong lòng mỗi cá nhân thì ngọn lửa lương tâm sẽ châm ngòi cho những cuộc đấu tranh rầm rộ của đại chúng, thường được gọi là Quyền lực Nhân dân (People Power), đã từng cuốn phăng đi bao nhiêu chế độ độc tài từ Đông sang Tây.
Điều kỳ diệu là dù văn hoá, thể chế, nhân cách có suy đồi đến mấy thì lương tâm con người – sức mạnh hối thúc con người hướng về sự thật và tình thương – vẫn còn, và cuối cùng vẫn là nền tảng duy trì sự sống. Nó luôn thắng và chỉ bị đầy lùi ngắn hạn. Nhưng những lúc bị đẩy lùi ngắn hạn này, theo Gandhi, lại được ghi vào lịch sử – giống như người đời vẫn thường nhớ đến những lần bị ngạt thở, ít ai nhớ đến không khí – và tạo cảm tưởng cái ác luôn thắng.
Quyền lực Lương tâm là con đường khó và gần với lý tưởng tôn giáo. Nhưng, nếu tôn giáo đã từng thay đổi lịch sử, nếu đạo Tin lành là nền tảng tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Max Weber), nếu Gandhi đã thức tỉnh được Ấn Độ là làm thực dân Anh lùi bước, nếu Đức Giáo hoàng John Paul II và Giáo hội Công giáo Ba Lan đã góp phần không nhỏ làm chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, nếu những chế độ cộng sản cuối cùng vẫn sợ tôn giáo đích thực như sợ kẻ thù, hoặc nói dân dã hơn, nếu “chùa là cái thiện của làng” [iv] thì cũng có thể nói rằng: Lương tâm chính là mầm thiện còn sót lại trong mỗi người, và việc đánh thức nó – đánh thức khát khao sự thật, tình thương và lòng dũng cảm – có thể sẽ là nền tảng tinh thần cho một xã hội dân sự lớn mạnh và gắn kết.
Đó là điều những tù nhân lương tâm đang làm. Đó là điều các blogger lên tiếng vì sự thật và dân chủ đang làm. Họ bênh vực sự thật, họ bất bạo động, và họ chấp nhận tù tội chứ không chấp nhận dối trá.
Thượng đế không xa lạ, thượng đế là sự thật, và những tù nhân lương tâm của chúng ta dường như cũng đang đọc chung Lời nguyện mỗi sáng của Gandhi, như sau:
Tôi nguyện không sợ hãi ai trên trái đất này.
Tôi nguyện chỉ kính sợ thượng đế mà thôi.
Tôi nguyện không nghĩ xấu về bất cứ người nào.
Tôi nguyện không thúc thủ trước bất công, dù do ai gây ra.
Tôi nguyện chinh phục dối trá bằng sự thật,
Và để chống lại dối trá,
Tôi nguyện chấp nhận mọi khổ đau.
***
Đoạn trích dịch dưới đây chỉ là vài điểm sơ lược về phương pháp đấu tranh của Gandhi, như một lời giới thiệu, và hy vọng cũng là một ghi chú góp thêm vào “27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết” của Phạm Hồng Sơn.
__________________________________
1.Satyagraha
Trong 30 năm qua, tôi đã truyền bá và thực hành Satyagraha. Những nguyên tắc của Satyagraha như tôi biết hôm nay là đúc kết của một quá trình điều chỉnh theo từng giai đoạn.
Satyagraha khác hẳn Đấu tranh Thụ động như Bắc Cực khác với Nam Cực. Đấu tranh Thụ động vốn được xem như vũ khí của kẻ yếu, và cách đấu tranh này cũng không loại trừ khả năng dùng vũ lực để đạt mục tiêu. Trong khi đó, Satyagraha lại được hình thành như vũ khí của kẻ mạnh nhất và không có chỗ cho bạo lực dưới bất cứ hình thức nào.
Cụm từ Satyagraha là do tôi đặt khi ở Nam Phi, để diễn tả sức mạnh mà kiều dân Ấn Độ ở đó đã sử dụng để đấu tranh suốt tám năm trời. Satyagraha cũng được đặt ra để phân biệt với phong trào Đấu tranh Thụ động đang diễn ra cùng thời ở Anh Quốc và Nam Phi.
Ý nghĩa gốc của Satyagraha là giữ lấy sự thật [holding on to truth], vì vậy có thể gọi đó là Quyền lực của Sự thật [Truth-force]. Tôi cũng gọi Satyagraha là Quyền lực của Tình thương [Love-force] hay Quyền lực Lương tâm [Soul-force].
Khi áp dụng phương pháp này, tôi nhận ra ngay từ những ngày đầu tiên rằng việc theo đuổi sự thật sẽ không cho phép sử dụng bạo lực để gây tổn thương cho đối thủ của mình, và để giảm bớt sai lầm thì người đấu tranh cần phải biết kiên nhẫn và cảm thông. Đơn giản là vì: điều được xem là sự thật đối với người này lại có thể là sai lầm đối với người kia. Kiên nhẫn cũng có nghĩa là tự-chịu-khổ.
Nói cách khác, nguyên lý của Satyagraha chính là: Hãy bảo vệ sự thật, nhưng không bằng cách gây đau khổ cho đối thủ, mà là tự mình chịu khổ.
Chống luật bất công
Trong lĩnh vực chính trị, những cuộc đấu tranh vì con người hầu hết là đấu tranh chống lại cái sai trái của những luật lệ bất công.
Khi không thể nói chuyện phải trái với nhà cầm quyền bằng kiến nghị, hay những cách thức tương tự, thì giải pháp duy nhất còn lại, nếu ta không muốn chịu đựng những luật lệ sai lầm, sẽ là một trong hai: hoặc dùng vũ lực buộc họ khuất phục, hoặc tự chịu khổ và chấp nhận những hình phạt sẽ có dành cho người không tuân thủ luật pháp. Cũng vì điều này mà Satyagraha được phần lớn quần chúng biết tới như là Bất tuân Dân sự hoặc Đấu tranh Dân sự. Dân sự hiểu theo nghĩa không phải là hình sự.
Kẻ phạm pháp luôn lén lút vi phạm và tránh sao cho khỏi bị trừng phạt, nhưng đây không phải là cách của người đấu tranh dân sự. Người đấu tranh dân sự luôn tuân thủ luật lệ của nhà nước mà họ là công dân, nhưng họ tuân thủ không vì họ sợ bị trừng phạt, mà vì họ xem những luật lệ kia là tốt cho phúc lợi của xã hội. Nhưng sẽ có lúc, tuy hiếm hoi, họ cho rằng một số luật lệ là không công bằng và tuân thủ các luật lệ này sẽ là điều sỉ nhục.
Lúc ấy, bằng hình thức dân sự và công khai, họ sẽ bất tuân luật pháp và sẵn sàng chấp nhận bị trừng phạt vì sự bất tuân này. Và để cho nhà cầm quyền càng thấy rõ họ phản đối việc làm của nhà cầm quyền, họ cũng có thể bất tuân cả những luật lệ khác, mà nếu không tuân theo cũng không phạm đến những nguyên tắc đạo đức của họ.
Trong suy nghĩ của tôi, vẻ đẹp và hiệu quả của Satyagraha rất tuyệt vời, và nguyên lý này đơn giản đến nỗi trẻ em cũng có thể hiểu được. Tôi đã giảng giải nó cho hàng ngàn người, nam giới cũng như phụ nữ và trẻ em, đối tượng thường được gọi là dân Ấn làm thuê, với kết quả xuất sắc.
(Trích từ bản Điều trần của Gandhi trước Ủy ban Hunter) [Ủy ban được thành lập cuối năm 1919 để điều tra về vụ Thảm sát tại Jallianwala Bagh, còn gọi là vụ Thảm sát tại Amritsar. ND]
2. Mục đích và phương tiện
Người đọc: Vì sao ta không tìm cách đạt một mục đích tốt đẹp bằng bất cứ phương tiện nào có thể, kể cả dùng bạo lực?…
Người biên tập: Bạn lập luận nghe có phần hợp lý. Nhiều người cũng nghĩ vậy. Trước đây, tôi cũng từng nghĩ giống vậy. Nhưng, giờ tôi hiểu biết nhiều hơn rồi, tôi sẽ cố gắng thuyết phục để bạn nghĩ khác đi.
Hãy bắt đầu bằng lập luận cho rằng: ta cứ dùng vũ lực để đạt mục đích vì người Anh thực dân cũng đạt mục đích bằng vũ lực, đây là việc có thể biện minh được. Quả thật là họ đã dùng vũ lực và chúng ta cũng có thể làm tương tự, nhưng khi dùng cùng một phương tiện thì ta cũng sẽ chỉ gặp phải những hậu quả họ gặp. Và bạn biết đó, chúng ta không muốn như thế.
Nếu bạn nghĩ giữa mục đích và phương tiện chẳng có liên quan gì thì đó là một sai lầm lớn. Nhận thức sai lầm này đã khiến cả những người được xem là đạo hạnh mắc phải những lỗi lầm nghiêm trọng. Lập luận như vậy cũng giống như nói rằng ta có thể gieo hạt độc để gặt lấy hoa hồng. Nếu muốn vượt biển, tôi phải dùng tàu thuyền, còn nếu vượt biển bằng xe thì cả xe lẫn tôi đều chìm nghỉm. Câu châm ngôn sau đây thật đáng suy nghĩ: “Thượng đế ra sao thì tín đồ cũng phải vậy.” Nhưng ý nghĩa của nó đã bị bóp méo và con người đã lầm lạc. Có thể ví phương tiện như hạt giống, và mục đích như cây. Hạt giống và cây liên hệ với nhau ra sao thì mục đích và phương tiện cũng liên hệ với nhau như vậy.
Tôi sẽ chẳng được gì nếu tôi thờ Thượng đế bằng cách quỳ lạy Satan. Nếu ai nói rằng “Tôi muốn tôn vinh Thượng đế bằng con đường của Satan, cũng được chứ sao” thì đó là người lầm lạc, vì gieo gì sẽ gặt nấy.
Nếu tôi muốn cướp đồng hồ của bạn, chắc chắn tôi sẽ phải vật lộn với bạn để giành giựt nó; nếu tôi muốn mua đồng hồ của bạn, tôi phải trả tiền mới mua được; còn nếu tôi muốn nhận được một món quà, tôi sẽ phải ngỏ lời với bạn. Bạn thấy đấy, tùy theo phương tiện tôi dùng để đạt mục đích mà chiếc đồng hồ sẽ là của cắp, của sở hữu, hay là một món quà.
(Trích từ Hind Swaraj or Indian Home Rule, Chương XVI)
(Còn 1 kì)
Nguồn: M.K. Gandhi, Non-Violent Resistance (Satyagraha) (Đấu tranh bất bạo động (Satyagraha), NXB Dover Publications, INC. New York, 2001. Trang 6-19. Tựa, tiêu đề và các ghi chú là của người dịch.
Bản tiếng Việt © 2013 Phan Trinh & pro&contra
Tháng 7 8, 2013
____________________________________
Chú thích:
[i] Xem Joan V. Bondurant, Conquest of Violence – The Gandhian Philosophy of Conflict (Khuất phục Bạo lực – Triết học về xung đột theo Gandhi), NXB Princeton University Press, Bản bổ sung 1988. Chương II: “Satyagraha, Its Basic Precepts” (Satyagraha, Những nguyên tắc cơ bản), trang 15-35.
[ii] Joan V. Bondurant, sách đã dẫn, phần “Dẫn nhập”, trang 7. Khi viết cuốn sách này vào năm 1958, tác giả Bondurant cho biết: “Hầu hết những bài Gandhi viết đều là những bài giảng ngắn cho những người muốn nghe ông góp ý… Ông chỉ viết bốn cuốn sách. Tuy có nhiều sách mang tên ông, nhưng thực ra đó chỉ là những cuốn tổng hợp lại những bài ông viết, những tài liệu ngắn và những diễn văn. Cần phải đọc thêm các bài tuần báo và các bộ sưu tập thư từ ông viết thì mới có thể hiểu thêm diễn biến tư tưởng của Gandhi.” Bondurant cũng cho biết bốn cuốn sách Gandhi viết là: The Story of My Experiments with Truth (Câu chuyện về những thử nghiệm của tôi với sự thật) 1940; Satyagraha in South Africa (Satyagraha ở Nam Phi) 1938; Hind Swaraj or Indian Home Rule (Hind Swaraj hay nền độc lập nước nhà) 1938; Key to Health (Bí quyết sức khỏe) 1948.
[iii] Aung San Suu Kyi, Freedom From Fear (Quyền không sợ hãi), NXB Penguine Books, 1995, trang 116.
[iv] “Chùa là cái Thiện của làng” là bài báo nổi tiếng của Phạm Xuân Đài viết năm 1990. Đoạn mở đầu của bài báo như sau:
“Trong truyện ngắn Người ở Làng Pháo đăng trên một tờ báo Sài Gòn năm 1990, tác giả Nguyễn Khải đã cho nhân vật chính, một bí thư huyện uỷ có tinh thần đổi mới tại một làng địa phương miền Bắc nói những lời này:
“Làng tôi có nghề pháo là nghề của Tổ cho, thì nhà nhà đều được quyền làm pháo, cấm thế quái nào được. Đình là cái gốc của làng, tôi hô hào dân chúng bỏ tiền ra tu sửa, soạn lại thần phả. Chùa là cái Thiện của làng, tôi mời sư về trông nom, tối một hồi chuông, sáng một hồi chuông, thằng ăn cướp nghe chuông mãi cũng có lúc phải hồi tâm nghĩ lại. Có cơm để ăn, có Phật để lễ, người ngợm lại khác ngay, lại hiền lành tử tế không đâu bằng.” (Trích theo bản đăng lại trên Diendantheky.net, ngày 19/1/2012)
You may also...
Hot
-
Dân cư mạng hoảng hốt với clip như sex trong phim Quả Táo của Phạm Băng Băng với cảnh trần trụi làm tình với bạn trai rất nóng và HOT mấy ng...
-
Quán trọ sexy là thể loại phim cấp 3 thời cồ trang dưới triều đại Trung Quốc, nội dung phim mang tính khiêu dâm của một ông vua chỉ lo ăn ch...
-
Silip 1985 là bộ phim tâm lý 18+ nói về làng quê nghèo với cuộc sống đơn sơ mộc mạc cổ trang nhất. nội dung chính nói đến những cô gái ...
-
Nina Moric vừa trở thành tâm điểm bị công chúng săm soi chỉ vì một phút bất cẩn khi cô lộ hàng nóng chổ nhạy cảm vì cái tội không mặc quần ...
-
Nữ thư ký xinh đẹp mắt xanh mỏ đỏ tóc vàng diện váy ngắn lộ nội y show hàng cho anh em chiêm ngưỡng, với thân hình nóng bỏng [HOT] nhằm hạ ...
-
Sao Việt đang có trào lưu chụp ảnh NUDE (còn gọi là ảnh Sex ) tạo scandal để nổi tiếng đang tràn lan trên các trang mạng, dưới đây anti-dan...
-
Pham Doan Trang - By imprisoning a highly influential blogger whose only weapon was his photo camera and laptop, the Vietnamese Government ...
-
Xi Shi là bộ phim cấp 3 cổ trang dài tập nhất của Hong Kong - Trung Quốc thời vua chúa. Phim với một số cảnh nóng làm tình rên rỉ theo thờ...
-
Dân cư mạng choáng váng khi Elly Trần lột áo ngực của mình khoe bộ ngực khủng căng tròn như teen 9x, với thân hình bốc lửa cộng thêm bộ ngự...
-
Elly Trần làm mọi người giải nhiết cơn nóng mùa hè với bộ áo ren tím mỏng xuyên thấu lộ ngực căng tròn, làn da trắng mịn với con mắt nhìn đ...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét